Định hướng Du học nghề, Định cư, Du lịch chuyên nghiệp - Chân trời mới, cuộc sống mới.
Đồng hành cùng quý khách trong suốt qúa trình thụ lý hồ sơ, tối ưu hoá các chi phí dịch vụ, giúp quý khách lấy dược visa và thường trú nhân (PR) nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
Lầu 2, 27 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM, Việt Nam
Visa 482 SID là cơ hội hợp pháp và rõ ràng giúp người lao động Việt định cư tại Úc theo diện tay nghề. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng cao, hàng loạt đối tượng môi giới trá hình và đơn vị không uy tín đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động để trục lợi.
1. Vì sao visa 482 SID dễ bị lợi dụng
Visa 482 SID là diện visa mới thuộc hệ thống skills in demand visa, nhằm thay thế cho các dòng visa tay nghề cũ. Đây là chương trình được chính phủ Úc thiết kế để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng ở nhiều ngành nghề như: đầu bếp, chế biến thịt, xây dựng, IT, quản lý nhà hàng…
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của visa 482 SID là yêu cầu hồ sơ thực tế và phức tạp hơn:
– Cần có chủ bảo lãnh hợp lệ đã đăng ký SBS
– Nộp đúng ngành nghề trong danh sách CSOL
– Phải vượt qua Skills Assessment nếu nằm trong nhóm bắt buộc
– Cần có tiếng Anh, kinh nghiệm và hợp đồng rõ ràng
Chính vì độ phức tạp và thông tin liên tục cập nhật, nhiều người dễ bị dụ dỗ bởi lời quảng cáo “ngắn hạn – dễ dàng – không cần kỹ năng”.
Tổng hợp cạm bẫy lừa đảo visa 482 SID
2. Cạm bẫy thường gặp khi làm hồ sơ visa 482 SID
2.1. Hứa hẹn “làm hồ sơ không cần chủ bảo lãnh”
Đây là hình thức lừa đảo phổ biến nhất. Một số bên quảng cáo rằng:
– “Không cần chủ – vẫn xin được visa 482”
– “Có form trống, chỉ cần ký là lên visa”…
Thực tế, visa 482 SID luôn cần chủ doanh nghiệp tại Úc nộp đề cử, và chỉ khi đề cử được chấp thuận thì ứng viên mới được nộp visa. Nếu không có chủ hợp lệ, visa sẽ bị từ chối.
2.2. Mạo danh doanh nghiệp thật để “mượn tư cách bảo lãnh”
Nhiều đối tượng lừa đảo dùng tên thật của các công ty Úc (đã có SBS), nhưng hồ sơ thực tế không được công ty đó xác nhận hoặc đồng ý bảo lãnh. Người lao động chỉ phát hiện khi bị từ chối visa hoặc gọi đến công ty thì không ai biết mình là ai.
Một mẹo để anh chị kiểm tra là luôn yêu cầu được liên hệ trực tiếp với chủ doanh nghiệp, hoặc nhận email có domain chính thức từ công ty Úc.
2.3. Làm hồ sơ sai ngành với danh sách CSOL
Một số đơn vị môi giới cố tình nộp hồ sơ sai ngành nghề, với mục đích lách luật để giúp ứng viên tránh thẩm định tay nghề (Skills Assessment) hoặc tăng cơ hội xét duyệt nhanh.
Ví dụ:
Anh chị đang làm nghề chế biến thịt (Butcher), thuộc danh sách CSOL và bắt buộc phải trải qua quá trình thẩm định tay nghề. Tuy nhiên, đơn vị làm hồ sơ lại khai anh chị theo ngành vệ sinh (Cleaner) hoặc “labourer” là những mã ngành không yêu cầu SA.
Nghe qua thì có vẻ dễ đậu visa, nhưng thực chất, nếu công việc thực tế không khớp với ngành đã nộp, anh chị có thể bị hủy visa khi bị kiểm tra chéo. Sau này muốn xin thường trú theo visa 186 sẽ không đủ điều kiện, vì ngành “labourer” không nằm trong nhóm visa tay nghề được ưu tiên. Đây là một hình thức lừa đảo tinh vi nhưng rất khó sửa chữa về sau.
Lưu ý:
– Anh chị nên yêu cầu đơn vị làm hồ sơ cung cấp mã ngành ANZSCO đầy đủ
– Kiểm tra xem ngành đó có thật sự nằm trong Core Skills Occupation List (CSOL) hay không
– So sánh mô tả công việc thực tế với mô tả ngành nghề trên trang chính phủ
2.4. Cam kết “đậu thẩm định tay nghề” mà không cần kinh nghiệm
Thẩm định tay nghề (Skills Assessment – SA) là một bước bắt buộc đối với nhiều ngành nghề trong danh sách visa skills in demand, chẳng hạn như:
– Đầu bếp (Cook/Chef)
– Thợ chế biến thịt (Butcher)
– Thợ mộc, thợ điện, xây dựng…
Một số nơi quảng cáo “bao đậu SA”, “không có kinh nghiệm cũng làm được”, hoặc “đóng tiền là có kết quả”, khiến người lao động tưởng đây là thủ tục đơn giản. Nhưng thực tế, các hội đồng thẩm định như TRA, Vetassess, Future Skills International… yêu cầu khắt khe:
– Có kinh nghiệm thật sự trong ngành
– Có hợp đồng lao động hoặc chứng nhận đào tạo
– Phải phỏng vấn hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành (với hồ sơ offshore)
Nếu anh chị nộp hồ sơ giả hoặc khai không đúng sẽ bị từ chối SA và không thể tiếp tục nộp visa 482 SID. Ngoài ra, anh chị còn có nguy cơ bị ghi dấu “fraudulent attempt” ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống visa Úc về sau
Lời khuyên:
– Chỉ nộp SA khi anh chị có bằng cấp, kinh nghiệm hoặc đã hoàn tất chương trình training đúng chuẩn
– Không nên tin bất kỳ lời mời gọi “bao đậu”, “bảo kê”, hoặc “miễn thi” từ các đơn vị môi giới thiếu minh bạch
3. Cách phòng tránh rơi vào cạm bẫy visa 482 SID
Anh chị chỉ làm hồ sơ thông qua đơn vị có:
– Chủ doanh nghiệp thật sự đứng tên đề cử
– Hợp đồng lao động rõ ràng, minh bạch
– Lộ trình cụ thể: Training – SA – Bảo lãnh. Đây là trường hợp dành cho anh chị chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu đã có, chỉ cần nộp hồ sơ SA và xin visa bảo lãnh.
– Có giấy tờ xác minh SBS và mã ngành CSOL
Kiểm tra mã ngành kỹ càng
Trước khi làm hồ sơ, anh chị nên tự kiểm tra:
– Ngành mình chọn có nằm trong CSOL – Core Skills Occupation List hay không
– Có bắt buộc thẩm định tay nghề không?
– Mức lương tối thiểu là bao nhiêu?
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về những cạm bẫy đối với visa 482. Mọi thông tin chi tiết về chương trình định cư Úc, anh chị vui lòng liên hệ qua hotline hoặc fanpage để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Để Lại Bình Luận