Định hướng Du học nghề, Định cư, Du lịch chuyên nghiệp - Chân trời mới, cuộc sống mới.
Đồng hành cùng quý khách trong suốt qúa trình thụ lý hồ sơ, tối ưu hoá các chi phí dịch vụ, giúp quý khách lấy dược visa và thường trú nhân (PR) nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
Lầu 2, 27 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM, Việt Nam
Làm gì khi ngành nghề không nằm trong danh sách CSOL
Làm gì khi ngành nghề không nằm trong danh sách CSOL
Từ năm 2024, chính phủ Úc chính thức áp dụng hệ thống phân nhóm nghề mới theo Skills in Demand. Trong đó, danh sách CSOL (Core Skills Occupation List) là nhóm ngành cốt lõi được ưu tiên cấp visa tay nghề và bảo lãnh doanh nghiệp. Vậy nếu ngành của anh chị không nằm trong danh sách này thì phải làm gì?
Làm gì khi ngành nghề không nằm trong danh sách CSOL
1. Tầm quan trọng của danh sách CSOL
CSOL (Core Skills Occupation List) là danh sách ngành nghề cốt lõi thuộc hệ thống Skills in Demand, được chính phủ Úc công bố từ năm 2024. Danh sách này bao gồm các ngành:
– Có nhu cầu tuyển dụng cao trên toàn nước Úc
– Đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Úc
– Được ưu tiên trong chính sách xét duyệt visa tay nghề
Nếu ngành nghề của anh chị nằm trong danh sách CSOL, anh chị sẽ có nhiều cơ hội để:
– Được doanh nghiệp bảo lãnh dễ dàng hơn (visa 482, 186)
– Xin định cư theo diện tay nghề (visa 189, 190, 491)
– Ưu tiên trong quá trình xét duyệt và được đánh giá nhanh hơn
Ngược lại, nếu ngành không có trong CSOL, anh chị sẽ gặp nhiều hạn chế khi nộp hồ sơ, thậm chí không đủ điều kiện để tham gia một số loại visa tay nghề.
2. Nên làm gì khi ngành nghề không nằm trong danh sách CSOL
2.1. Kiểm tra lại tên ngành và mã ANZSCO
Nhiều trường hợp thực tế cho thấy người nộp hồ sơ chọn sai tên ngành hoặc mô tả không khớp, dẫn đến hiểu nhầm rằng ngành của mình không nằm trong danh sách CSOL.
Anh chị nên kiểm tra mô tả công việc của mình có tương đương với một ngành khác đang nằm trong danh sách không. Ví dụ:
– “Sales Executive” có thể tương đương với “Sales and Marketing Manager”
– “Social Media Officer” có thể xét theo mã ngành “Marketing Specialist”
Việc xác định đúng mã ANZSCO giúp anh chị tìm được ngành gần nhất phù hợp để xét visa.
2.2. Cân nhắc học thêm một ngành đang nằm trong CSOL
Nếu ngành hiện tại không phù hợp, anh chị có thể đăng ký một khóa học nghề tại Úc (Cert III, IV, Diploma…) trong ngành đang có mặt trong danh sách CSOL như:
– Construction Project Manager
– Cook, Chef
– IT support, Cybersecurity
– HR
…
Sau khi hoàn thành khóa học, anh chị có thể xin visa 485, sau đó nộp skills assessment và tiến tới visa 482 hoặc 186 theo diện tay nghề. Phương án này phù hợp với các bạn sinh viên Việt Nam có mong muốn ở lại Úc.
2.3. Tìm chủ bảo lãnh đặc biệt (labour agreement hoặc DAMA)
Một số ngành không nằm trong danh sách CSOL nhưng vẫn có thể xin visa nếu:
– Doanh nghiệp sử dụng Labour Agreement – thỏa thuận riêng với chính phủ
– Ứng tuyển tại các vùng có DAMA – chính sách linh hoạt riêng cho từng địa phương
Dù yêu cầu khắt khe hơn, nhưng nếu anh chị có kỹ năng đặc biệt hoặc nhà tuyển dụng thực sự cần, đây vẫn là con đường hợp pháp để xin visa.
Để Lại Bình Luận