Định hướng Du học nghề, Định cư, Du lịch chuyên nghiệp - Chân trời mới, cuộc sống mới.
Đồng hành cùng quý khách trong suốt qúa trình thụ lý hồ sơ, tối ưu hoá các chi phí dịch vụ, giúp quý khách lấy dược visa và thường trú nhân (PR) nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
Lầu 2, 27 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM, Việt Nam
Thuật ngữ quan trọng trong quy trình EB3 cho người sắp định cư Mỹ
Thuật ngữ quan trọng trong quy trình EB3 cho người sắp định cư Mỹ
Quy trình EB3 là bước đi quan trọng giúp anh chị và gia đình có thể định cư lâu dài tại Mỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhanh chóng. Bài viết này sẽ cung cấp cho anh chị cái nhìn chi tiết về quy trình EB3, các bước thực hiện và những điều kiện cần thiết để có thể xin visa EB3 thành công.
Thuật ngữ quan trọng trong quy trình EB3 cho người sắp định cư Mỹ
1. Labor Certification – Chứng nhận lao động
Labor Certification là bước không thể thiếu trong EB3, chứng minh rằng không có lao động Mỹ đủ điều kiện cho công việc. Chủ lao động phải thực hiện việc đăng tuyển, phỏng vấn ứng viên trong nước trước khi tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài. Labor Certification từ Bộ Lao động Mỹ (DOL) là điều kiện tiên quyết để nộp đơn I-140 trong quy trình xin visa EB3. Đây là yêu cầu bắt buộc để nộp đơn PERM.
2. Priority Date – Ngày xác định thứ tự hồ sơ
Priority Date (ngày ưu tiên) mốc thời gian được xem là bước đầu quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ xử lý visa EB3. Đây là đơn xin Chứng nhận Lao động do Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) xử lý. Khi nhà tuyển dụng nộp đơn ETA Form 9089 cho Bộ Lao động, ngày mà đơn này được nộp chính là Priority Date của anh chị. Anh chị cần thường xuyên kiểm tra Visa Bulletin để biết khi nào có thể tiếp tục với các bước tiếp theo.
3. I-140 (Immigrant Petition for Alien Worker) – Đơn xin Visa EB3
Đơn I-140 là tài liệu chủ bảo lãnh gửi lên USCIS để chứng minh rằng người lao động nước ngoài đủ điều kiện nhận visa EB3. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm xác nhận năng lực và trình độ của ứng viên EB3 trước khi xét duyệt visa.
4. DS-260 – Đơn xin visa định cư không thể thiếu trong hồ sơ EB-3
Sau khi hồ sơ EB3 của anh chị được USCIS chấp thuận và Priority Date đã đến lượt, anh chị sẽ nhận được thông báo từ National Visa Center (NVC) yêu cầu hoàn tất Form DS-260. Đây là mẫu đơn điện tử bắt buộc dành cho đương đơn xin visa định cư Mỹ từ nước ngoài. DS-260 chứa toàn bộ thông tin cá nhân, lý lịch và quá trình cư trú, học tập, làm việc…của người nộp đơn, đồng thời là căn cứ để Lãnh sự quán xem xét việc cấp thị thực định cư. Việc điền chính xác DS-260 là điều kiện tiên quyết để được lên lịch phỏng vấn và tiến tới nhận visa định cư Mỹ theo diện EB-3.
5.Consular Processing – Xử Lý Visa Tại Lãnh Sự Quán
Nếu anh chị đang ngoài nước Mỹ, bạn cần thực hiện phỏng vấn tại lãnh sự quán để xin visa EB3. Sau khi hoàn tất quá trình này, anh chị sẽ nhận được visa để nhập cảnh vào Mỹ.
6.Green Card – Đích Đến Cuối Cùng
Visa EB3 mở ra cơ hội nhận thẻ xanh, giúp anh chị ổn định cuộc sống lâu dài tại Mỹ mà không cần xin visa mỗi lần nhập cảnh.Sau khi hoàn tất quy trình gồm các bước: PERM Labor Certification → I-140 → DS-260 → phỏng vấn lãnh sự, đương đơn và người phụ thuộc (vợ/chồng, con dưới 21 tuổi) sẽ được cấp visa định cư và trở thành thường trú nhân Mỹ khi đặt chân đến Hoa Kỳ.
7.Các Thuật Ngữ Di Trú Mỹ Khác Cần Biết Khi Làm Hồ Sơ Định Cư
Trong quá trình thực hiện quy trình di trú Mỹ, anh chị sẽ thường xuyên bắt gặp nhiều thuật ngữ viết tắt và chuyên ngành. Hiểu rõ những từ này sẽ giúp anh chị dễ dàng hơn khi xử lý hồ sơ bảo lãnh, theo dõi tiến trình cấp visa, và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Dưới đây là tổng hợp những thuật ngữ di trú Mỹ phổ biến:
– Petitioner (PE): Người bảo lãnh – là công dân hoặc thường trú nhân Mỹ có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với người được bảo lãnh đang ở Việt Nam.
– Principal Applicant (PA): Đương đơn chính – thường là công dân Việt Nam có quan hệ thân nhân với người bảo lãnh ở Mỹ.
– Beneficiary: Người được bảo lãnh – cá nhân được phía Mỹ đại diện bảo lãnh để định cư.
– Principal Beneficiary: Đương đơn chính – người đủ điều kiện làm đơn dựa trên quan hệ trực hệ với người bảo lãnh.
– Derivative Beneficiary: Đương đơn phụ – là vợ/chồng hoặc con cái của đương đơn chính có thể đi theo hồ sơ bảo lãnh.
– I-130: Đơn xin bảo lãnh người thân ở ngoài nước Mỹ. Đây là bước đầu tiên trong hồ sơ bảo lãnh thân nhân.
– R1, R2A: Ký hiệu “giấy xanh bổ sung” – thư yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc thông tin từ NVC.
– Complete Date (CP) / Documentarily Qualified (DQ): Ngày hoàn thành – mốc thời gian NVC xác nhận hồ sơ đã đủ điều kiện và chờ đến lịch phỏng vấn.
– Notice of Action 1 & 2 (NOA 1 & 2 / I-797C, I-797): Thông báo chính thức từ USCIS xác nhận việc tiếp nhận và chấp thuận hồ sơ bảo lãnh.
– I-485: Đơn xin chuyển diện thành thường trú nhân tại Mỹ – dành cho những người đang ở Mỹ hợp pháp.
– I-765: Đơn xin cấp giấy phép làm việc tại Mỹ (Employment Authorization Document – EAD).
– I-131: Đơn xin giấy phép tái nhập cảnh vào Mỹ (Advance Parole).
– I-693: Đơn khám sức khỏe định cư – bắt buộc đối với người nộp I-485.
– N-600: Đơn xin chứng nhận quốc tịch Mỹ cho trẻ em dưới 18 tuổi có cha hoặc mẹ là công dân Mỹ.
– N-400: Đơn xin nhập tịch Mỹ dành cho thường trú nhân đủ điều kiện.
Quy trình EB3 có thể là một thử thách lớn, nhưng mỗi bước đi trong hành trình này đều mở ra những cơ hội tuyệt vời để anh chị và gia đình bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ. Hãy vững bước và trang bị cho mình kiến thức cần thiết để vượt qua mọi rào cản. Đừng để những thuật ngữ phức tạp hay thủ tục hành chính khiến anh chị chùn bước.
EFP luôn sẵn sàng đồng hành, cung cấp sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp, giúp anh/chị đạt được ước mơ định cư Mỹ.
Mọi thông tin chi tiết về chương trình visa lao động EB3, anh chị vui lòng liên hệ qua hotline hoặc fanpage để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.