Định hướng Du học nghề, Định cư, Du lịch chuyên nghiệp - Chân trời mới, cuộc sống mới.
Đồng hành cùng quý khách trong suốt qúa trình thụ lý hồ sơ, tối ưu hoá các chi phí dịch vụ, giúp quý khách lấy dược visa và thường trú nhân (PR) nhanh nhất.
Thông tin liên hệ
Lầu 2, 27 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM, Việt Nam
+84 901 816 787
vickyhoang@efandpartners.com
T2 - T6: 9:00 - 18:00
1. Thông tin về du học Hà Lan
Hà Lan – một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới, nổi bật với chất lượng cuộc sống cao và chỉ số hạnh phúc luôn nằm trong top đầu. Quốc gia này nằm ở Tây Âu và là một quốc gia xếp hạng thứ 9 trên bảng xếp hạng giáo dục tốt nhất trên thế giới vào năm 2020.
Không những vậy, Hà Lan cũng được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, với sự pha trộn và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau.Những yếu tố này làm cho đất nước này trở thành lựa chọn lý tưởng cho du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.
2. Tại sao Hà Lan là lựa chọn của du học sinh?
Chất lượng giáo dục top 10 thế giới
Hệ thống giáo dục đại học thuộc top 10 thế giới (theo Universitas 21 Ranking 2020).
7 trường đại học nghiên cứu của Hà Lan thuộc top 100 đại học tốt nhất thế giới (theo THE Ranking 2023). 41 trường đại học khoa học ứng dụng cũng được giới học thuật quốc tế đánh giá cao về chất lượng giảng dạy và sinh viên tốt nghiệp.
Một số trường nổi bật như Đại học Amsterdam, Đại học Delft, Đại học Leiden, và Đại học Utrecht đều có chương trình học chất lượng cao, nghiên cứu xuất sắc và đội ngũ giảng viên có trình độ cao
Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
Hà Lan là quốc gia có số lượng chương trình học bằng tiếng Anh với hơn 2.100 khóa học ở bậc cử nhân và thạc sĩ. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế dễ dàng tiếp cận chương trình học mà không cần thành thạo tiếng Hà Lan.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Hà Lan là một nền kinh tế phát triển với nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ, kinh doanh, kỹ thuật và khoa học. Chính phủ Hà Lan cũng có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp như cho phép sinh viên làm việc lên đến 16 giờ mỗi tuần trong khi học.
Không những vậy, Hà Lan còn thuộc top 3 các quốc gia sử dụng tiếng Anh thành thạo nhất thế giới. Nhiều doanh nghiệp Hà Lan và quốc tế chọn tiếng Anh là ngôn ngữ hoạt động. Vì vậy, không khó để bạn giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại Hà Lan.
Môi trường sống và chất lượng cuộc sống cao
Hà Lan là một quốc gia phát triển với chất lượng cuộc sống rất cao. Quốc gia này nổi tiếng với hệ thống y tế tốt, giao thông công cộng hiệu quả, và môi trường sống thân thiện, hòa bình. Hà Lan có chính sách bảo vệ môi trường và hướng tới một xã hội bền vững, giúp tạo ra một không gian sống lành mạnh cho cư dân.
Chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế
Chính phủ Hà Lan và các trường đại học cung cấp nhiều học bổng dành cho sinh viên quốc tế lên đến 3000 EUR. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo cơ hội học tập cho nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới. Riêng đối với trình độ thạc sĩ thì sinh viên có cơ hội nhận học bổng đến 100%.
3. Top 5 ngành "dễ tìm việc" khi du học Hà Lan
Công nghệ thông tin (IT) và Kỹ thuật phần mềm
Hà Lan có một ngành công nghiệp công nghệ rất phát triển và là trung tâm của nhiều công ty công nghệ lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên có kỹ năng chuyên môn tốt.
Ngành Công nghệ thông tin IT và Kỹ thuật phần mềm bao gồm các vị trí công việc như:
– Trí tuệ nhân tạo (AI)
– Dữ liệu lớn (big data)
– Phần mềm và công nghệ blockchain
Kỹ thuật và Kỹ sư (Engineering)
Hà Lan có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm sản xuất, kỹ thuật và đổi mới công nghệ lớn tại Châu Âu, đồng thời có nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó các vị trí kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí, kỹ sư năng lượng, và kỹ sư môi trường đều có nhu cầu tuyển dụng cao.
Tài chính và Kế toán (Finance & Accounting)
Hà Lan là một trung tâm tài chính lớn tại Châu Âu, với các công ty ngân hàng quốc tế và tổ chức tài chính như ING, ABN AMRO và Rabobank. Các vị trí trong lĩnh vực tài chính và kế toán có nhu cầu lớn, đặc biệt đối với các chuyên gia có kinh nghiệm về phân tích tài chính, kiểm toán và tư vấn thuế.
Logistics và Vận tải (Logistics & Supply Chain)
Hà Lan là một trung tâm logistics hàng đầu tại Châu Âu, với cảng Rotterdam – cảng lớn nhất ở Châu Âu và một hệ thống giao thông phát triển. Ngành logistics, chuỗi cung ứng và quản lý vận tải luôn cần nguồn nhân lực lớn để duy trì sự vận hành của các doanh nghiệp và các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Y tế và Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
Nhìn chung, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành thiếu nhân lực trầm trọng ở Hà Lan nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do vậy cơ hội việc làm cho ngành này rất đa dạng, cụ thể các vị trí như sau: bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu, và chuyên gia nghiên cứu y tế đều rất cần thiết
4. Chi phí du học tại Hà Lan
Học phí các chương trình tại Hà Lan
Đây là mức phí trung bình mà bạn có thể tham khảo, khoản chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành học và trường học bạn chọn:
Sinh hoạt phí
Trung bình chi phí sinh hoạt của du học sinh Hà Lan thường dao động từ 9.000 – 15.000 EUR/năm (Chi phí này sẽ phụ thuộc vào loại hình nhà ở và thành phố bạn sống). Chi phí của năm đầu tiên thường đắt hơn vì phải chi trả nhiều khoản phí phát sinh, tuy nhiên sẽ giảm dần vào các năm tiếp theo, khi cuộc sống đã ổn định.
5. Quy trình xin visa đến Hà Lan du học
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch học tập
Học sinh, sinh viên cần xác định rõ chuyên ngành và bậc học phù hợp với bản thân, từ đó lên lộ trình học tập hợp lý để nâng cao chuyên môn và đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn cần chọn trường học và địa điểm nhà ở phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân và gia đình.
Việc lên kế hoạch học tập rõ ràng sẽ giúp bạn ghi điểm với Lãnh Sự Quán, từ đó tăng khả năng đậu visa du học Hà Lan.
Bước 2: Xin thư mời nhập học
Chuẩn bị hồ sơ để nộp vào trường Đại học mong muốn, bao gồm các loại giấy tờ như:
– Bằng tốt nghiệp, bảng điểm của những năm học gần nhất
– Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL
– Motivation letter (Thư động lực)
– Portfolio: tài liệu tổng hợp những dự án hoặc hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia
– Thư giới thiệu
– Hồ sơ khác tùy theo yêu cầu riêng của mỗi trường
– Hồ sơ tài chính: chứng minh bạn có đủ khả năng để chi trả học phí và sinh hoạt phí
Bước 3: Xin visa du học Hà Lan
Học sinh, sinh viên bắt buộc phải nộp đơn xin thị thực du học (MVV). Đối với loại visa này, du học sinh được phép ở lại Hà Lan từ 1 đến 5 năm, tùy thuộc vào bậc học của bạn.
Bước 4: Chuẩn bị hành trang trước khi bay
Mỗi khách hàng tại EFP sẽ được hỗ trợ tìm nhà ở, tìm việc part-time, cũng như hướng dẫn và giúp bạn hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống trong 1 tháng đầu khi mới sang Hà Lan